Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

12 phong cách của chủ nghĩa Hiện đại trong kiến trúc

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13

Chủ nghĩa hiện đại có thể được mô tả là một trong những phong cách lạc quan nhất trong lịch sử kiến trúc, được rút ra từ những khái niệm không tưởng, sự đổi mới và tái hiện cách con người sẽ sống, làm việc và tương tác. Triết lý của Chủ nghĩa hiện đại vẫn chi phối phần lớn đàm luận kiến trúc ngày nay, ngay cả khi cái thế giới đã phát sinh ra Chủ nghĩa hiện đại đã thay đổi hoàn toàn.

Khi chúng tôi nói lời tạm biệt với năm 2019, một năm chứng kiến một trăm năm của Bauhaus, chúng tôi đã đối chiếu một danh sách các phong cách kiến trúc quan trọng xác định Chủ nghĩa Hiện đại trong kiến trúc. Công cụ này dùng để hiểu sự phát triển của thiết kế thế kỉ 20, với các ví dụ về từng phong cách, thể hiện sự thực hành chủ nghĩa Hiện đại sau mỗi nguyên lý.

Các phong cách nửa đầu thế kỉ

Bauhaus

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Trường thiết kế Bauhaus – Walter Gropius

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Fagus Factory – Walter Gropius + Adolf Meyer

The Bauhaus có nguồn gốc từ một trường kiến trúc và nghệ thuật của Đức do Walter Gropius thành lập năm 1919. Ngôi trường này cũng là hình mẫu cho nhiều trường kiến trúc học theo, học viện này đã đặt tên cho một phong cách đặc trưng bởi việc nhấn mạnh vào chức năng, ít tính trang trí, và hợp nhất về hình thức và hình dạng trừu tượng một cách cân bằng.

Dessau Bauhaus / Walter Gropius
Gropius House / Walter Gropius
Fagus Factory / Walter Gropius + Adolf Meyer 

De Stijl

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Café l’Aubette / Theo van Doesburg

Được thành lập vào năm 1917, De Stijl (The Style trong tiếng Hà Lan) có nguồn gốc từ Hà Lan và được coi là đạt đỉnh từ năm 1917 đến 1931. Đặc điểm của phong cách bao gồm những thành phần thiết kế tối giản – với những đường kẻ dọc, ngang cùng những màu sắc cơ bản như việc sử dụng màu đen, trắng và màu chính. Phong cách này cũng tương đồng với tạp chí De Stijl do nhà thiết kế người Hà Lan Theo van Doesburg xuất bản vào thời điểm đó.

Rietveld Schroder House / Gerrit Rietveld
Café L’Aubette/ Theo van Doesburg

Chủ nghĩa kiến tạo

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13

Trong khi phong cách Bauhaus và De Stijl phát triển vào những năm 1920 ở Tây Âu, chủ nghĩa kiến tạo đã xuất hiện ở Liên Xô. Chủ nghĩa kiến tạo kết hợp với  sự đổi mới về công nghệ với ảnh hưởng của chủ nghĩa vị lai Nga, dẫn đến khối lượng hình học trừu tượng theo phong cách này. Phong cách này không còn được ưa chuộng vào đầu những năm 1930. Các kiến trúc sư kiến tạo nổi tiếng của Nga bao gồm El Lissitzky và Vladimir Tatlin, dù cho cả hai hầu hết được công nhận bởi các đề xuất và công trình chưa được xây dựng của họ.

A Short History of Yekaterinburg’s Constructivist Architecture
Spotlight: Constructivist Pioneer Konstantin Melnikov
A Soviet Utopia: Constructivism in Yekaterinburg

Chủ nghĩa biểu hiện

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Grundtvig Church – Peder Vilhelm Jensen Klintg

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Scharnhorst Step-down Transformer Station (1928-29)

Các hình dạng sinh học, hữu cơ, cảm xúc xác định phong cách Biểu hiện trái ngược với các định nghĩa tuyến tính, sạch sẽ của kiến trúc Bauhaus, mặc dù chúng cùng tồn tại giữa năm 1910 và 1930. Xuất phát từ phong cách Avante Garde ở Đức, Hà Lan, Áo, Séc và Đan Mạch, chủ nghĩa biểu hiện đã khám phá khả năng kỹ thuật mới xuất hiện từ việc sản xuất hàng loạt thép, gạch và thủy tinh, đồng thời cũng gợi lên những khối lượng bất thường và tầm nhìn không tưởng.

Grundtvig’s Church / Peder Vilhelm Jensen-Klintg
“Fragments of Metropolis”: An Exploration of Berlin’s Expressionist History
AD Classics: Exposition Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes

Các phong cách khoảng giữa thế kỉ

Chủ nghĩa công năng

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
“Indian Ship” villa – Idhea

Chủ nghĩa công năng được dựa trên nguyên tắc mà ở đó thiết kế của một công trình nên phản ánh mục đích và công năng của công trình đó. Nổi lên từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong cách này gắn liền với các ý tưởng về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Khi phong cách này phát triển trong suốt những năm 1930, đặc biệt là ở Đức, Ba Lan, Liên Xô, Hà Lan và Tiệp Khắc, ý tưởng trung tâm của “hình thức theo công năng” đã được truyền vào ý tưởng sử dụng kiến trúc như một phương tiện để tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Renovation of a Functionalist Villa “Indian Ship” / Idhea

Chủ nghĩa tối giản

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-13
Barcelona Pavilion – Mies van der Rohe

Chủ nghĩa tối giản phát triển từ trào lưu Bauhaus và De Stijl ở thập niên 1920, và nhấn mạnh vào cách sử dụng những yếu tố thiết kế giản đơn mà không có sự trang trí hay tô điểm nào. Phong cách này được phổ biến bởi các kiến trúc sư như Mies van der Rohe, ở đó nó đề xuất một thiết kế với các yếu tố cơ bản sẽ tiết lộ bản chất thực sự của nó. Các đặc trưng của thiết kế này bao gồm những hình dáng hình học thuần tuý, vật liệu đơn giản, tính lặp lại và những đường nét rõ ràng.

Casa Barragan / Luis Barragan
Barcelona Pavilion / Mies van der Rohe

Phong cách quốc tế

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Villa Savoye – Le Corbusier

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
United Nations – Wallace K. Harrison

Phong cách quốc tế được đặt ra vào năm 1932 bởi Philip Johnson và Henry Hitchcock tại Triển lãm quốc tế về Kiến trúc Hiện đại. Là một sự phát triển của các nguyên tắc Hiện đại sơ khai ở châu Âu, phong cách Quốc tế mô tả một kỉ nguyên nơi mà chủ nghĩa Hiện đại châu Âu lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kì. Được đặc trưng bởi tính hình học đơn giản và một sự thiếu hụt tính trang trí, phong cách này đã được sử dụng ở Hoa Kỳ, được đặc trưng bởi những toà nhà chọc trời nguyên khối với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi.

Villa Savoye / Le Corbusier
Seagram Building / Mies van der Rohe
United Nations / Wallace K. Harrison

Chủ nghĩa chuyển hoá luận

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Nagakin Capsule Tower – Kisho Kurokawa

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Shizuoka Press & Broadcasting Center – Kenzo Tange

Chuyển hoá luận là một trào lưu Nhật Bản thời hậu chiến đã truyền tải vào các siêu cấu trúc với sự tang trưởng sinh học hữu cơ. Bị ảnh hưởng bởi các nguyên lý Mac-xít và các quá trình sinh học, một nhóm các nhà thiết kế trẻ tuổi bao gồm Kiyonori Kikutake, Kisho Kurokawa và Fumihiko Maki đã công bố bản tuyên ngôn của họ về chủ nghĩa chuyển hoá luận vào năm 1960, mang đến cho phong trào này sự chú ý từ công chúng. Các đặc điểm gồm có: các mô-đun, tiền chế, tính thích ứng và cơ sở hạ tầng cốt lõi mạnh mẽ.

Nagakin Capsule Tower / Kisho Kurokawa
Shizuoka Press and Broadcasting Center / Kenzo Tange
Kikutake’s Sky House: Where Metabolism & Le Corbusier Meet

Chủ nghĩa thô mộc

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
The Barbican Estate – Chamerlin, Powell&Bon Architects

Chủ nghĩa thô mộc xuất hiện vào những năm 1950, được đưa ra bởi các kiến trúc sư người Anh là Alison và Peter Smithson. Được bắt nguồn từ “Béton brut” (bê tông thô) đầu tiên bởi Le Corbusier, phong cách này được nhận dạng bởi hình thức đơn giản, phong cách hình học nghiêm ngặt và các hình dạng khác thường. Các công trình thô mộc thường là các dự án chính phủ, công trình giáo dục hay căn hộ cao tầng, thường được ốp bằng bê tông thô không hoàn thiện.

Southbank Theater London / Denys Lasdun
The Barbican Estate / Chamerlin, Powell and Bon Architects
Neviges Mariendom / Gottfried Böhm
Prentice Women’s Hospital / Bertand Goldberg

Các phong cách cuối thế kỉ

Chủ nghĩa hậu hiện đại

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
The Portland Building – Michael Graves

Đến giữa thế kỉ XX, các đường nét sạch sẽ của phong cách Quốc tế và chủ nghĩa thực dụng bị tước bỏ, ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố của Mỹ và châu Âu. Được tạo ra từ một việc suy nghĩ ngược lại về các giá trị hiện đại cốt lõi, kiến trúc hậu hiện đại là một phần của sự thay đổi triết học cũng giống như chủ nghĩa Hiện đại mà nó tìm cách thay thế; nhằm mục đích làm sống lại những ý tưởng lịch sử hoặc truyền thống và mang lại một cách tiếp cận mang tính bối cảnh hơn cho thiết kế.

The Portland Building / Michael Graves
Neue Staatsgalerie / James Stirling
Bonnefantenmuseum / Aldo Rossi

Phong trào High-Tech

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Georges Pompidou Centre – Renzo Piano & Richard Rogers

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Lloyd’s London Building – Richard Rogers

Kiến trúc High-tech, còn được nhắc đến với tên gọi Chủ nghĩa biểu hiện Kết cấu, là một phong cách Hiện đại về sau kết hợp với công nghệ và thiết kế công trình. Tận dụng những lợi thế trong vật liệu và công nghệ, phong cách này nhấn mạnh vào tính minh bạch trong thiết kế và xây dựng, truyền đạt kết cấu và công năng của công trình thông qua các yếu tố được phơi bày ra ngoài. Đặc trưng của nó gồm các sàn đưa ra ngoài, thiếu những bức tường kết cấu bên trong, dịch vụ được phơi bày và các không gian có thể thích ứng.

Centre Georges Pompidou / Renzo Piano Building Workshop + Richard Rogers
Hong Kong and Shanghai Bank / Foster + Partners
Lloyd’s of London Building / Richard Rogers

Chủ nghĩa giải kết cấu

12-phong-cach-chu-nghia-hien-dai-kien-truc-the-ki-20-17
Vitra Design Museum – Gehry Partners

Bắt nguồn từ chủ nghĩa Hậu hiện đại, chủ nghĩa giải kết cấu được nhận dạng bởi sự thiếu vắng tính hài hoà, tính liên tục hay sự đối xứng trong các công trình. Chủ nghĩa giải kết cấu thường thao túng bề mặt của kết cấu, tạo ra những hình dạng không thẳng mà làm biến dạng và rối loạn các yếu tố, do đó gợi lên các khái niệm về sự không thể đoán trước và sự hỗn loạn được kiểm soát. Phong cách này đã trở nên nổi bật trong những năm 1980.

Vitra Design Museum / Gehry Partners
Parc de la Villette / Bernard Tschumi Architects
Seattle Central Library / OMA + LMN

ANH TUAN/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết 12 phong cách của chủ nghĩa Hiện đại trong kiến trúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Việt Nam xuất sắc giành hạng 4 và hạng 10 Thế giới cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới 2020-2021

Tối ngày 22/11/2021, theo giờ Việt Nam, khán giả cả nước vui mừng khi 2 thí sinh Việt Nam được xướng tên ở vị trí thứ hạng 4 và 10 Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACAWC). Với thành tích nổi bật năm nay, đội tuyển Việt Nam tiếp tục ghi tên mình vào bảng thành tích thế giới trong suốt 3 năm liền tham dự cuộc thi.

Đây là thành tích đáng tự hào của đội tuyển ACA Việt Nam khi cuộc thi chỉ xét chọn và vinh danh 10 thí sinh có kết quả xuất sắc nhất thế giới, Việt Nam đã có tới 2 gương mặt ghi danh trong Top 10. Với thành tích này, đội tuyển Việt Nam liên tục trong 3 năm tham dự Vòng chung kết thế giới kể từ 2018 đều đạt thành tích cao. Điều này một lần nữa khẳng định tài năng và bản lĩnh của tuổi trẻ Việt Nam tại đấu trường thiết kế sáng tạo thế giới.

Đại sứ ACA đã ghi danh Việt Nam vào bảng thành tích thế giới năm thứ 8 của cuộc thi ACA World Championship là Dương Việt Anh – cựu học sinh THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) – thứ hạng 4 thế giới và Bùi Đình Duy – cựu sinh viên CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội – hạng 10 thế giới.

duong-viet-anh-hang-4-cuoc-thi-vo-dich-thiet-ke-do-hoa-the-gioi-2020-2021
Dương Việt Anh – hạng 4 Thế giới – cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới 2020-2021

Trong cảm xúc lâng lâng khi được xướng tên ở vị trí Top 4, Việt Anh chia sẻ: “Em thật sự ngỡ ngàng khi nghe BTC thế giới đọc tên mình. Đề thi năm nay em thấy khó khai thác hơn năm trước vì tài nguyên của đề là tranh vẽ nên nếu không có hướng triển khai phù hợp sẽ bị xung đột với phong cách. Các bạn trong đội tuyển ACAWC đã cố gắng hết sức và chúng em rất vui vì đã góp phần đưa Việt Nam vào top các nước xuất sắc nhất thế giới”.

bui-dinh-duy-hang-10-cuoc-thi-vo-dich-thiet-ke-do-hoa-the-gioi-2020-2021
Bùi Đình Duy – hạng 10 Thế giới – cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới 2020-2021

Còn Bùi Đình Duy thì khá thoải mái với kết quả đạt được: “Em thực sự phấn khích và xúc động với kết quả Top 10 cuộc thi. Em cũng rất vui vì những thiết kế của mình đã được cộng đồng quốc tế công nhận và được lan tỏa góp phần khẳng định vị thế của ngành thiết kế đồ họa tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Cảm ơn gia đình, thầy cô và BTC đã động viên, sát cánh cùng em trong suốt mùa giải. Thành tích đạt được tại cuộc thi là động lực lớn giúp em hướng tới mục tiêu cao hơn trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa”.

Trước khi giành tấm vé đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia tranh tài với các thí sinh đến từ khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới diễn ra vào ngày 17/11 vừa qua theo hình thức trực tuyến, Việt Anh và Đình Duy cùng 4 Đại sứ ACA Việt Nam 2 mùa giải 2020-2021 đã lần lượt vượt qua hàng ngàn các bạn trẻ đam mê Thiết kế đồ họa đến từ các cấp học phổ thông, Cao đẳng, Đại học trên cả nước. Tài năng, bản lĩnh thi đấu đã được chính các Đại sứ tôi luyện từ các vòng thi trong nước cho tới Vòng chung kết thế giới; và trí tuệ ấy lại một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu.

Mùa giải ACAWC 2021 đã chính thức khép lại với sự đồng hành bền bỉ của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) và Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam trong Ban Tổ chức cấp quốc gia cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các trường học và bạn trẻ đam mê Thiết kế trên khắp cả nước. Thành công từ cuộc thi năm nay một lần nữa cho thấy, năng lực của tuổi trẻ Việt Nam ngày một nâng cao. Đó là thành quả của sự nghiêm túc học tập, rèn luyện cùng sự định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường trong việc xây dựng lộ trình đào tạo bài bản, theo chuẩn quốc tế mới, bắt kịp xu thế của thời đại.

THÔNG TIN VỀ CUỘC THI ACAWC VÀ THÀNH TÍCH CỦA VIỆT NAM TẠI VCK THẾ GIỚI

Cuộc thi Vô địch Thiết kế Đồ họa Thế giới (ACAWC) là cuộc thi thường niên do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) tổ chức từ năm 2013 để tìm ra những chuyên gia thiết kế hàng đầu sử dụng phầm mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator và Adobe Indesign. Cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên độ tuổi từ 13 đến 22 với quy mô toàn cầu và thu hút hàng trăm ngàn thí sinh của gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia mỗi năm. IIG Việt Nam – Đại diện Quốc gia của Certport được ủy quyền tổ chức cuộc thi tại Việt Nam từ năm 2018. Năm đầu tiên tham gia VCK Thế giới, Đại sứ ACA Việt Nam đã xuất sắc giành được Huy chương Đồng danh giá trong bộ huy chương duy nhất của cuộc thi. Năm 2019, Đại sứ ACA Việt Nam đã nối dài thành tích với Giải Khán giả bình chọn, tiếp tục hành trình mang vinh quang về cho Tổ quốc. Riêng mùa giải 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, Vòng chung kết thế giới được gộp chung tổ chức cùng với mùa giải 2021 theo hình thức trực tuyến vừa diễn ra ngày 17/11/2021. Theo đó, 6 thí sinh của đội tuyển ACA Việt Nam đã thi đấu trực tuyến ngay trên chính sân nhà Việt Nam.

THÔNG TIN THÊM VỀ BÀI THI ACA (NAY ĐỔI TÊN THÀNH ACPro)

ACAWC sử dụng bài thi ACA nay đổi tên thành ACPro (Adobe Certified Professional) để đánh giá trình độ của thí sinh. Tên gọi mới của bài thi đã khẳng định mạnh mẽ hơn giá trị và mức độ chuyên nghiệp trong nghề khi sở hữu chứng chỉ ACPro; qua đó góp phần rộng mở cơ hội nghề nghiệp cũng như khởi nghiệp trong tương lai.

Bài thi ACPro do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) thiết kế, dựa trên kỹ năng sử dụng các công cụ phần mềm Adobe trong thiết kế các ấn phẩm, video, web và các ứng dụng đa phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay. IIG Việt Nam là Đại diện chính thức và duy nhất của Certiport được cung cấp bài thi ACPro tại Việt Nam. ACPro là chứng chỉ đo lường khả năng sử dụng Adobe do Tổng giám đốc Adobe thế giới ký tên và có giá trị toàn cầu, là minh chứng sinh động nhất cho năng lực thiết kế ở trình độ quốc tế của các thí sinh.

———————————

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
TỔ CHỨC GIÁO DỤC IIG VIỆT NAM – Đại diện Quốc gia và duy nhất của Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Địa chỉ: 75 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Website: www.iigvietnam.com ; FB: https://www.facebook.com/iigvn/
Người liên hệ: Ms. Lê Thị Thìn – Phụ trách Truyền thông
ĐT: 0974954409 Email: pr@iigvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Việt Nam xuất sắc giành hạng 4 và hạng 10 Thế giới cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới 2020-2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Kết cấu dây căng: cách thức hoạt động và các loại khác nhau

ket-cau-day-cang-15

Trong lịch sử, được lấy cảm hứng từ một số nơi trú ẩn nhân tạo đầu tiên như lều da lạc đà của dân du mục sa mạc Sahara, Ả Rập Saudi và Iran, cũng như các cấu trúc được sử dụng bởi các bộ lạc người Mỹ bản địa. Kết cấu dây căng mang lại một số lợi thế so với các mô hình cấu trúc khác.

Kết cấu dây căng là thuật ngữ thường được dùng để chỉ việc xây dựng mái bằng cách sử dụng một màng được giữ cố định trên các cáp thép. Đặc điểm chính là chúng hoạt động dưới sức căng, dễ chế tạo trước, khả năng vượt nhịp lớn và tính dễ uốn. Hệ thống kết cấu này đòi hỏi một lượng vật liệu nhỏ nhờ sử dụng các tấm bạt mỏng, khi được kéo căng bằng cáp thép, tạo ra các bề mặt có khả năng chịu được các lực tác động lên nó.

Được sử dụng chủ yếu trong việc bao che của các trung tâm thể thao, sân vận động, và các công trình công nghiệp – nông nghiệp. Các kết cấu kéo căng này được dựa trên hệ thống cũ được sử dụng trong Đế chế La Mã. Tuy nhiên, từ thời La Mã cho đến giữa thế kỷ 20, do nhu cầu thấp, tính khả dụng và vấn đề thiết hụt các nhà sản xuất dây cáp, tấm màng, và các mối liên kết có khả năng chống chịu lại các lực tác động, và tiến bộ công nghệ không nhiều. Chỉ sau cuộc cách mạng công nghiệp và khởi đầu của chủ nghĩa Ford mà những phát triển mới có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của hệ thống kết cấu này. Chi phí sản xuất hàng loạt thấp và nhu cầu cần các hệ thống có khả năng thích ứng với các địa hình đa dạng nhất với các nhịp lớn, chẳng hạn như lều xiếc, đã kích thích sự phát triển của kỹ thuật này.

ket-cau-day-cang-15

Sự bất ổn định trong các mô hình trước ứng dụng các cáp xen kẽ và vỏ rất nhẹ, ảnh hưởng đến độ hiệu quả của cấu trúc, đã được giải quyết vào giữa thế kỷ trước. Thành tựu này đạt được là nhờ một hệ thống cáp thép và màng sợi có độ bền cao, cùng với các lớp sơn chống thấm, giúp bảo vệ chống lại các tia cực tím, nấm, lửa, và cho phép độ mờ và phản xạ lớn tùy ý.

Những nghiên cứu này đạt được là do các nghiên cứu về vật lý-cấu trúc của kiến trúc sư-kỹ sư người Đức, Frei Otto. Vào những năm 50, ông đã thực hiện các nghiên cứu khoa học đầu tiên và các công trình lợp đầu tiên sử dụng cáp thép kéo căng kết hợp với màng. 

Khi còn là sinh viên, Otto đã đến thăm văn phòng của Fred Severud, nơi ông nhìn thấy Nhà thi đấu Raleigh ở Bắc Carolina, ông đã rất ấn tượng với tính thẩm mỹ táo bạo và sự thoải mái tiện nghi của dự án. Khi trở lại Đức, ông bắt đầu nghiên cứu bằng các mô hình tỉ lệ nhỏ, tạo ra các bề mặt khác nhau, bằng dây xích, dây cáp, và các màn đàn hồi.

Nhận thấy được sự hữu ích của mái kéo căng, ông đã phát triển dự án quy mô lớn đầu tiên sử dụng hệ thống, dự án này đã giúp cho phép xây dựng các dự án sau này bao gồm sân vận động, câu lạc bộ, sở thú và gian hàng ở Olympic. Năm 1957, ông thành lập Trung tâm Phát triển Xây dựng Ánh sáng tại Berlin. Bảy năm sau, năm 1964, ông đã tạo ra Viện cấu trúc ánh sáng ở Berlin tại Đại học Stuttgart, Đức.

ket-cau-day-cang-15

Nhờ các thí nghiệm và sự sàng lọc kĩ thuật, ông đã thiết kế các công trình đáng chú ý, chẳng hạn như Gian hàng Đức (German Pavillion) ở triễn lãm 1967 ở Montreal và Sân vận động Olympic Munich vào 1972. Ông được biết đến nhờ các công trình nghiên cứu đồ sộ và được trao giải thưởng Huân chương Vàng RIBA vào 2006 và Giải Pritzker 2015. Frei Otto còn là tác giả của cuốn sách toàn diện đầu tiên về kết cấu kéo căng “Das Hangende Dach” vào 1958, và qua đó đã nhấn mạnh việc suy nghĩ lại về tính hợp lý, việc tiền chế, tính linh hoạt, chiếu sáng nội thất của vật liệu, và thậm chí là tính bền vững, khi mà thuật ngữ này vẫn chưa được dùng trong kiến trúc.

Có ba cách phân loại chính trong hệ thống kết cấu dây căng: cấu trúc màng căng, cấu trúc lưới căng và kết cấu khí nén. Cấu trúc màng căng liên quan đến các cấu trúc trong đó một tấm màng được giữ bằng dây cáp, điều này cho phép việc phân phối đều các lực kéo ra toàn bộ cấu trúc. Cấu trúc lưới căng là nói đến các kết cấu mà trong đó, một lưới cáp chịu lực và truyền các lực đó đến các thành phần khác nhau, chẳng hạn như các tấm kính hoặc gỗ. Và kết cấu khí nén, một tấm màng bảo vệ được nâng đỡ bằng khí áp.

Về mặt cấu tạo, hệ hống bao gồm 3 thành phần: các tấm màng, các cấu trúc cứng như cột, và cáp. Các tấm màng sợi polyester được bọc PVC có thể được sản xuất và lắp ráp dễ dàng, có giá thành thấp, và độ bền trung bình khoảng 10 năm. 

ket-cau-day-cang-15

Màng sợi thủy tinh phủ PTFE có độ bền vượt trội vào khoảng 30 năm; và có sức chống chịu tốt hơn với các yếu tố tự nhiên (nắng, gió, mưa); tuy nhiên, loại này đòi hỏi lao động lành nghề.

Trong hệ thống này, có hai loại kết cấu chịu lực: trực tiếp và gián tiếp. Chịu lực trực tiếp là những kết cấu khi xây dựng được bố trí trực tiếp trên phần còn lại của cấu trúc tòa nhà, trong khi trường hợp thứ hai được bố trí từ một điểm nâng cao lên như cột để căng dây cáp.

ket-cau-day-cang-15

Các dây cáp, chịu trách nhiệm phân phối lực kéo và căng cứng của các tấm màng, được phân loại theo một trong hai cách dựa trên phương thức hoạt động của chúng: chịu tải và ổn định hóa. Cả hai loại cáp đều bắt chéo trực giao, đảm bảo cường độ theo hai hướng và tránh biến dạng. Các cáp chịu tải là những cáp trực tiếp nhận tải bên ngoài, được cố định tại các điểm cao nhất. Mặt khác, các cáp ổn định có nhiệm vụ hỗ trợ cho cáp chịu tải và vượt qua các cáp chịu tải trực giao. Có thể tránh gắn cáp ổn định xuống đất bằng cách sử dụng cáp cố định ngoại vi.

Hơn nữa, có một số tên gọi khác cho các loại cáp khác nhau tùy theo vị trí của chúng: cáp sườn núi (ridge-line) là cáp ở vị trí cao nhất, cáp thung lũng (valley) là cáp đặt thấp nhất; cáp tròn là các cáp ổn định đặt theo hình tròn. Cáp sườn núi chịu tải cân nặng còn cáp thung lũng chịu tải gió.

 

ket-cau-day-cang-15

Một số công trình sử dụng kết cấu căng cáp:

Sân vận động Olympic Munich

ket-cau-day-cang-15

German Pavilion at Expo 67

ket-cau-day-cang-15

Millennium Dome

ket-cau-day-cang-15

Nhà ga Denver Union

ket-cau-day-cang-15

St. Christopher’s Pavilion

ket-cau-day-cang-15

Kết cấu mái sân vận động Maracana

ket-cau-day-cang-15

Sân vận động quốc gia Brasil

ket-cau-day-cang-15

ANH TUAN/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Kết cấu dây căng: cách thức hoạt động và các loại khác nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Lịch sử hình thành và giá trị mỹ học dòng tranh khắc gỗ, niềm tự hào của xứ sở Phù Tang

Nhờ có kỹ thuật chế tác đặc biệt cùng giá trị mỹ học cao, tranh khắc gỗ được đón nhận rộng rãi và trở thành một biểu tượng của hội họa xứ sở Phù Tang. Bên cạnh đó, các tác phẩm in ấn xuất hiện từ thế kỷ 17 tới thế kỹ 19 đã nắm bắt được linh hồn Phù thế, một loại tranh được lưu truyền trên khắp Nhật Bản, có chủ đề xoay quanh đời sống sinh hoạt của con người đương thời mà họ ‘tai nghe mắt thấy’.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, kỹ thuật in khắc, phong cách hội họa và giá trị di sản của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản.

tranh-khac-go-nhat-ban
Toyokuni II, “A Tea Party”
Lịch sử hình thành và phát triển 

Xuất hiện lần đầu vào thời đại Nhà Hán kéo dài từ năm 206 TCN đến năm 220 sau Công nguyên, tới thời kỳ Edo (1603-1868), tranh khắc gỗ mới được truyền bá rộng rãi. Ban đầu, kỹ thuật in mộc bản chỉ được sử dụng để phục chế những cuốn sách cổ. Sau này, nó được cải tiến và sử dụng trong những tác phẩm in cỡ lớn.

Mặc dù về sau được thay thế bởi một phương pháp in ấn khác, kỹ thuật in mộc bản vẫn được ưa chuộng bởi họa sĩ Nhật trong nhiều thập niên, đặc biệt là những họa sĩ phái Phù thế. Một vài gương mặt nổi bật có đóng góp lớn cho sự phát triển của dòng tranh khắc gỗ phải kể tới là: Andō Hiroshige, Katsushika Hokusai, và Kitagawa Utamaro. 

tranh-khac-go-nhat-ban
Katsushika Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1829-1833
Kỹ thuật chế tác

Tương tự quá trình chế tác tranh khắc gỗ phương Tây, chu trình chế tác của Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn: khắc chạm và in màu.

Để cho ra lò một bức tranh khắc gỗ theo phong cách truyền thống, người họa sĩ trước hết phải phác thảo bố cục chính lên giấy washi, một loại giấy mỏng nhưng bền. Bản thảo sau đó sẽ được dán lên một tấm gỗ và người họa sĩ sẽ tiến hành khắc chạm theo các chi tiết trong đó.

Công đoạn cuối cùng là phối màu. Khi này, người họa sĩ sẽ đặt một tờ giấy lên bản khắc, và mực in sẽ được phủ đều bằng con lăn. Để kết hợp nhiều màu sắc đa dạng, tác giả sẽ phải lặp lại toàn bộ quá trình, bao gồm chế tạo bản gỗ và in màu lên tranh. 

Phong cách hội họa

Bảng màu phong phú

Mặc dù quy trình chế tác một bức tranh khắc gỗ mới nghe qua có vẻ đơn giản và nhàm chán, người nghệ thực sự phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết và sự tỉ mẩn trong chu trình khắc chạm và in màu. Đỏ tươi, xanh nước biển, xanh lá cây và đen sẫm chính là những màu sắc xuất hiện nhiều nhất trong tranh khắc gỗ, tiêu biểu là tác phẩm ‘The Plum Garden in Kameido’ của họa sĩ Hiroshige.

Theo như Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, những gam màu táo bạo này được xuất hiện lần đầu trong những tác phẩm hội họa cuối thế kỷ 18, khi thế hệ họa sĩ đương thời nâng cấp kỹ thuật và sử dụng những dụng cụ cùng nguyên liệu mới. “Để in được một cách chuẩn xác với nhiều bản gỗ, người nghệ sĩ vát hai đầu thanh gỗ với mục đích hiệu chỉnh. Giấy làm từ vỏ cây dâu tằm được ưa chuộng bởi nó khá bền và có thể chịu được lực ma sát từ các bản gỗ, bên cạnh đó, nó còn có khả năng thấm mực và chất nhuộm một cách nhanh chóng. Với tranh khắc gỗ, người nghệ sĩ có thể tái sử dụng bản khắc gỗ để tạo ra hàng nghìn bức tranh giống nhau cho tới khi những nét khắc trên đó đã hao mòn.”

tranh-khac-go-nhat-ban
Andō Hiroshige, “The Plum Garden in Kameido,” ca. 1857

Nghệ thuật thiết kế phẳng

Trong khi hầu hết họa sĩ truyền thống đều muốn đạt được độ chân thực tối đa trong tác phẩm của mình, họa sĩ tranh khắc gỗ không mấy lưu tâm tới triều sâu cùng tỉ lệ kích cỡ của tranh. Thay vào đó, họ ưu tiên sử dụng kỹ thuật thiết kế đồ họa kết hợp với những hình dạng mạnh mẽ và nét vẽ sắc sảo.

Phong cách này hiển hiện rõ nét qua tác phẩm ‘Bathhouse Women’ của Kiyonaga. Trong bức họa, tác giả sử dụng những gam màu nổi bật và những hình dạng kết cấu đánh bật mọi quan niệm về độ chân thực trong hội họa.

tranh-khac-go-nhat-ban
Orii Kiyonaga, ”Bathhouse Women,” ca. 1780

Đường nét sắc sảo

Xét về bản chất quy trình in ấn, đặc biệt với những bản in đơn sắc, việc khắc họa các đường nền một cách rõ nét là thiết yếu bởi nó sẽ mang lại tính thẩm mỹ cho tác phẩm.

Đường viền đen tinh xảo xuất hiện trong bức tranh mang nét tương phản với những mảng màu nước được pha chế từ những nguyên liệu sẵn có của tự nhiên, tạo hiệu ứng minh họa và nhấn mạnh nghệ thuật thiết kế phẳng của tác phẩm. “Mực nhuộm sử dụng trong tranh cho tới cuối thế kỷ 19 được chiết xuất từ thực vật và các nguồn khoáng chất. Người họa sĩ sử dụng loại màu này họa lên những mảng lớn có viền với những nét vẽ màu đen”, giải thích bởi bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco. “Kể cả khi tác giả sử dụng kỹ thuật vẽ bóng của phương Tây, thành phẩm cuối cùng đều là hình ảnh phẳng, một trong những đặc điểm nổi bật của dòng Tranh khắc gỗ Nhật”.

tranh-khac-go-nhat-ban
Andō Hiroshige, “Kanbara,” ca. 1833-1834 

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Lịch sử hình thành và giá trị mỹ học dòng tranh khắc gỗ, niềm tự hào của xứ sở Phù Tang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Những thuật ngữ quy hoạch và concept các kiến trúc sư nên biết

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

Là kiến trúc sư, chúng ta thường sử dụng những từ phức tạp và khó hiểu đối với những người bạn không phải là kiến trúc sư. Designs.vn xin liệt kê một số từ chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam nhưng lại thông dụng ở nước ngoài.

A

Arcology: Từ ghép giữa Architecture và Ecology, được sử dụng để mô tả cơ sở hạ tầng khép kín làm giảm tác động của con người vào môi trường tự nhiên (về cơ bản, đây là những concept mà các kiến trúc sư yêu thích, nhưng không ai thích trả tiền để thiết kế).

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

B

Boomburb: ghép giữa Booming (tạm dịch: bùng nổ) và suburb (ngoại ô), chỉ những khu vực có dân cư với những công trình xấu xí ở vùng ngoại ô.

Brownfield land: Vùng đất thương mại hoặc công nghiệp cũ có thể bị ô nhiễm mà các nhà bất động sản khăng khăng nói rằng đó là “cơ hội”.

Brusselization: Hành động gia tăng tòa nhà cao tầng hiện đại ở trung tâm thành phố mà không quan tâm đến bối cảnh. Cái tên xuất phát từ thực tế thành phố Brussel đã thực hiện.

C

Community greens: Không gian xanh chung trong khu vực dân cư. Cái mà bạn hay tô màu xanh trên mặt bằng của bạn ở những khu vực nhất định và gọi nó là “thiết kế bền vững.”

Conscious city (tạm dịch: thành phố có tri giác): thành phố hiểu bạn hơn cả bác sĩ trị liệu của bạn.

Conurbation: một khu vực được hình thành bởi nhiều thị trấn và thành phố để tạo thành một quận.

Coving: Một phương pháp quy hoạch đô thị của các con đường quanh co và các lô không đồng đều. Nghe khá hay cho đến khi bạn lái xe đến cùng một ngôi nhà 4 lần và nhận ra bạn không biết bạn đang ở đâu.

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

E

Edge city: Một dạng quận trung tâm thứ cấp (CBD: Central Business District) ở ngoài rìa thành phố.

Ekistics: Khoa học hấp dẫn đằng sau quy hoạch đô thị. Một thuật ngữ được sử dụng bởi những người thực sự quan tâm đến sức mạnh của thiết kế (The Power of Design™.)

Elbow roomer: Những người rời thành phố để về vùng thôn quê.

F

Facadism: Một cách thực hiện bị ghét một cách kịch liệt bởi nhiều kiến trúc sư, nó chủ yếu gồm một cái hộp kính xấu xí che giấu đằng sau vẻ ngoài một công trình di sản.

Floor area ratio (Hệ số sử dụng đất): Tổng diện tích sàn so với diện tích phần đất xây dựng.

Fused grid: Một loại hình mẫu mạng lưới đường phố.

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

G

Green belt: Một chính sách được sử dụng trong quy hoạch đô thị để giữ lại “vành đai” của môi trường tự nhiên xung quanh khu vực đô thị, bởi vì nếu vẫn còn một dải màu xanh lá cây nhỏ, chúng ta có thể tiếp tục giả vờ rằng chúng ta không phá hủy Trái Đất.

Greenfield land: Trái nghĩa với Brownfield land, vùng đất hoang sơ, chưa khai phá.

Greyfield land: Công trình hay vùng đất không có lợi ích về mặt kinh tế.

Grid plan: Mặt bằng dạng lưới.

I

Infill: Lấp vào các khoảng trống giữa các tòa nhà với nhiều tòa nhà hơn.

Isovist: Phép đo đề cập đến tập hợp các điểm hiển thị từ một điểm nhất định trong không gian.

M

Mansionization: Khi mọi người xây dựng những ngôi nhà khổng lồ bởi vì họ có thể, bởi vì họ muốn thể hiện họ giàu có như thế nào.

N

New Urbanism: Một trào lưu thiết kế đô thị thúc đẩy các thành phố thân thiện với người đi bộ, bền vững về môi trường và được xây dựng cho cộng đồng.

New Suburbanism: Giống như trên nhưng với khu vực ngoại ô.

NIMBY: Một từ viết tắt cho Not In My Backyard. Loại người tin rằng nơi trú thân nên được xây dựng cho người vô gia cư miễn là họ không ở bất cứ đâu trong bán kính 5 dặm từ ngôi nhà của họ.

O

Out growth: Một khu vực đô thị phát triển từ một thị trấn hoặc thành phố hiện hữu.

Overdevelopment: Ý tưởng cấp tiến cho rằng có lẽ sự tăng trưởng dân số không ngừng và phát triển xây dựng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới.

P

Placemaking: Nghệ thuật tạo ra nơi chốn hơn là những công trình đẹp đẽ đứng riêng lẻ một mình.

PLVI: Giá trị đất tốt nhất cho tiền của bạn.

Protected view: Khi cảnh quan siêu đẹp và bạn phải bảo vệ nó.

R

Ribbon development: Khi sự phát triển xảy ra cùng với một dải ruy băng, thường là đường chính và ga đường sắt, dẫn đến sự mở rộng đô thị,

S

Setback: Khoảng lùi công trình

Smart city: Tương tự như thành phố có tri giác (Concious city), thành phố thông minh sử dụng thu thập dữ liệu thông tin về cư dân của mình để quản lý thành phố một cách hiệu quả. 

Synekism: Sự phụ thuộc của các thành phố dưới một nhà lãnh đạo.

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

T

Terminating vista: Các tòa nhà siêu quan trọng nằm ở cuối đường, vì vậy bạn không thể thoát khỏi tầm nhìn.

Third place: vị trí đầu tiên là ngôi nhà, vị trí thứ hai là nơi làm việc, và vị trí thứ ba là tất cả các môi trường cộng đồng khác tốt cho tâm hồn.

U

Urban prairie: Đất đô thị trả lại không gian xanh. Đối với những người ở ngoài nước Mĩ, nó gợi lên hình ảnh mơ hồ về những cánh đồng xanh, với những cô gái trong chiếc mũ bonnets.

Urban acupuncture: Sự giao nhau giữa thiết kế đô thị và cách châm cứu truyền thống Trung Quốc. Gồm việc nhắm mục tiêu vào những khu vực nhỏ để giảm bớt áp lực cho các thành phố trong khi cố gắng phớt lờ thực tế rằng những chiếc kim đang đâm vào cơ thể.

Urbicide: bạo lực chống lại thành phố (violence against the city)

V

Vancouverism: Các thủ thuật quy hoạch đô thị giúp Vancouver luôn được xếp hạng là một trong những thành phố dễ sống nhất trên thế giới.

Viewshed: Chỉ có nghĩa là quang cảnh từ một điểm nhất định, mang tính toán học.

W

Walkability:  thước đo mức độ thân thiện của một khu vực thích hợp để đi bộ.

Wildlife corridor: Hành lang xanh kết nối các quần thể động vật hoang dã đã bị tách ra do sự phát triển của con người. Làm tăng đa dạng sinh học và cho phép  động vật di cư an toàn.

Y

YIMBY: trái với NIMBY, YIMBY là những người Millennials (những người sinh từ 1980 đến đầu những năm 2000, từ 18-35 tuổi) dư giả, yêu thích chỉnh trang đô thị và muốn phát triển càng nhiều càng tốt, thậm chí đó là có thể là những thiết kế khủng khiếp.

Z

Zone of transition: Khu vực chuyển biến và thay đổi trong mô hình khu vực đồng tâm của Ernest Burgess.

thuat-ngu-quy-hoach-concept-kien-truc

Từ ngoài vào trong: Commuter zone, Residential zone, Working class zone, Zone of transition, Factory zone, CBD (Central Business District)

ANH TUAN/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Những thuật ngữ quy hoạch và concept các kiến trúc sư nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thiết kế công nghiệp là gì?

Thiết kế công nghiệp (hay industrial design, tạo dáng công nghiệp, thiết kế sản phẩm) là gì? Mới đây nhất, tại đại Hội lần thứ 29 ở Gwangju (Hàn quốc), World Design Organization đã công bố định nghĩa mới về Thiết kế công nghiệp như sau:

Thiết kế công nghiệp là một quy trình giải quyết vấn đề mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự đổi mới * để phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua những sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và những trải nghiệm mới mẻ.

https://wdo.org

Một phiên bản mở rộng của định nghĩa là như sau:

Thiết kế công nghiệp là một quy trình giải quyết vấn đề mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự đổi mới * để phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua những sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và những trải nghiệm mới mẻ. Thiết kế công nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa những gì không thể và có thể. Đây là một nghề đa năng, khai thác khả năng sáng tạo để giải quyết các vấn đề và tạo ra các giải pháp với mục đích làm cho sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công việc kinh doanh trở nên tốt hơn. Về cơ bản, thiết kế công nghiệp cung cấp một cách nhìn lạc quan hơn về tương lai bằng cách biến các vấn đề thành cơ hội. Nó liên kết đổi mới, công nghệ, nghiên cứu, kinh doanh và khách hàng để cung cấp giá trị và lợi thế cạnh tranh mới trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

https://wdo.org
Thiết kế công nghiệp theo diễn giải của World Design Organization
Thiết kế công nghiệp theo diễn giải của Industrial Designers Society of America

Ngày nay, thiết kế công nghiệp đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của nhân loại. Thiết kế công nghiệp lấy con người làm trung tâm, làm động lực xuyên suốt quá trình thiết kế và sáng tạo.

Nhà thiết kế công nghiệp phải có sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người dùng thông qua sự đồng cảm, sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó họ cũng có những kiến thức sâu rộng về các chuyên ngành liên quan khác như mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, bao bì, giải pháp công nghệ, vật liệu mới, nhân trắc học… Họ cũng hiểu và coi trọng tác động kinh tế, xã hội và môi trường của công việc và sự đóng góp của họ với trọng trách làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Chú giải thêm

1. Thiết kế công nghiệp (Tạo dáng công nghiệp, Thiết kế sản phẩm)

” Thiết kế sản phẩm là quá trình tưởng tượng, sáng tạo và lặp lại thiết kế để tạo ra một sản phẩm mới hoặc thiết kế lại một sản phẩm hiện có để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc giải quyết một nhu cầu cụ thể. Chìa khóa để thiết kế sản phẩm thành công là hiểu được người dùng sản phẩm được thiết kế ”

” Là quá trình thiết kế áp dụng cho sản phẩm được sản xuất thông qua kỹ thuật sản xuất hàng loạt. Điều này phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng thủ công, trong đó hình thức của sản phẩm được xác định bởi người tạo ra sản phẩm tại thời điểm tạo ra nó ”

” Là hoạt động thiết kế các sản phẩm và dịch vụ được hàng triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. Các nhà thiết kế công nghiệp thường tập trung vào hình thức, chức năng và khả năng sản xuất của một sản phẩm, mặc dù họ thường liên quan đến nhiều thứ hơn trong một chu kỳ phát triển. Tất cả những điều này cuối cùng hướng đến giá trị tổng thể lâu dài và trải nghiệm mà sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho người dùng ”

” Tạo dáng công nghiệp (Thiết kế công nghiệp – Industrial Design – ID) là một chuyên ngành thiết kế, sử dụng tri thức bao gồm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm đổi mới thẩm mỹ, hình thái, chức năng, khả năng sử dụng của một sản phẩm, đồng thời nâng cấp khả năng tiếp cận thị trường theo thị yếu thẩm mĩ của người dùng hoặc ứng dụng vật liệu và công nghệ sản xuất tiên tiến mới ”

” Tạo dáng công nghiệp là ngành nghiên cứu, sáng tạo hình thức sản phẩm dựa trên chức năng, đối tượng sử dụng và công nghệ sản xuất của sản phẩm đó. Có thể nói, tạo dáng công nghiệp quyết định “diện mạo” của tất cả các sản phẩm công nghiệp xung quanh chúng ta (ví dụ bạn đang ngồi trong một chiếc ô tô, sử dụng một chiếc điện thoại, điều khiển một chiếc TV… thì hình dáng, màu sắc, chất liệu của những sản phẩm đó chính là tạo dáng công nghiệp)”

” Ngành tạo dáng công nghiệp thực chất là một sự kết hợp của rất nhiều chuyên ngành khác nhau như thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, bao bì, giải pháp công nghệ, vật liệu mới, nhân trắc học… Tuy nhiên, sáng tạo hình thức, kiểu dáng của sản phẩm là một chuyên ngành chính của tạo dáng công nghiệp. Nó có quyết định quan trọng bậc nhất trong việc đem lại cảm xúc tích cực cho trải nghiệm của người dùng ”

2. Sự đổi mới *

” Là những việc làm hay quá trình để tạo ra những giải pháp mới, ý tưởng mới, sản phẩm mới…”

Sự đổi mới, theo nghĩa hiện đại là “một ý tưởng mới, tư duy sáng tạo mới, trí tưởng tượng mới dưới dạng sản phẩm hoặc giải pháp”. Đổi mới cũng thường được xem là việc áp dụng các giải pháp tốt hơn đáp ứng các yêu cầu mới, nhu cầu tiềm năng hoặc nhu cầu hiện có của thị trường ”

WORLD DESIGN ORGANIZATION/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Thiết kế công nghiệp là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội thất là gì?

Chủ nghĩa lập thể là gì?

Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. 

Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartre của kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

Lập thể được sinh ra ở Pháp nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp châu Âu và kết hợp những quan điểm nghệ thuật của một số nước. Nó nổi lên như trường phái vị lai (Vorticism) ở Ý, trường phái vị lai ở Anh, chủ nghĩa Siêu Việt  hay chủ nghĩa Tuyệt đỉnh (Suprematism) và tạo dựng ở Nga, chủ nghĩa biểu hiện ở Đức. Nó cũng ảnh hưởng nhiều tới các phong cách thiết kế và kiến trúc của thế kỷ 20 và chiếm ưu thế cho đến ngày nay, là một phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ của nghệ thuật. 

Sự ra đời của chủ nghĩa lập thể

Trong bốn thập kỷ từ 1870-1910, xã hội phương Tây chứng kiến ​​sự tiến bộ công nghệ hơn so với bốn thế kỷ trước. Trong thời gian này, những phát minh như chụp ảnh, quay phim, ghi âm, điện thoại, các loại xe cơ giới và máy bay đã báo trước buổi bình minh của thời đại mới. Vấn đề đối với các nghệ sĩ vào lúc này là làm thế nào để phản ánh tính hiện đại của thời đại bằng cách sử dụng các yếu tố truyền thống vốn dĩ đã phục vụ cho nghệ thuật của bốn thế kỷ trước.

Nhiếp ảnh đã bắt đầu thay thế các bức tranh minh họa, và hình ảnh từ công nghệ mới với độ chính xác ngày càng cao đã trở thành thách thức đối với các họa sĩ đương thời. Nghệ sĩ cần một cách tiếp cận triệt để hơn – một “cách nhìn mới” để mở rộng những khả năng của nghệ thuật. Cách nhìn mới này cho thấy cái gọi là phái lập thể – phong cách trừu tượng đầu tiên của nghệ thuật hiện đại. Picasso và Braque phát triển ý tưởng của họ về Cubism khoảng năm 1907 tại Paris và điểm khởi đầu của họ là lợi ích chung trong các bức tranh sau này của Paul Cézanne.

Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ “lập thể” lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và cuối cùng trở thành tên gọi chính thức. Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sỹ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể.

Tìm hiểu về chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội thất

Ban đầu hội họa của trường phái lập thể hầu hết là những bề mặt gần như đơn sắc, xám, nâu, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau. Vật thể bị gãy thành nhiều mảnh, tập trung vào hình thức hình học, sử dụng màu sắc nhẹ nhàng. Những người nghệ sĩ luôn cố gắng kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên các hình khối mới. Và ngày nay, Lập thể được đưa vào trong thiết kế nội thất với những khối màu nổi bật, hình dáng trừu tượng, kết hợp một cách ăn ý từ trần nhà, tường cho đến đồ nội thất.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Không gian sinh hoạt độc đáo với những hình khối cùng màu sắc táo bạo
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Những đường phân chia rõ ràng và màu sắc tươi vui chính là điểm nhấn của không gian

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Với diện tích khiêm tốn, ngôi nhà vẫn có nhiều không gian chức năng

Đặc điểm về màu sắc

Với phong cách trang trí lập thể, chúng ta như đang đắm chìm trong bữa tiệc của màu sắc và hình khối. Đó là những căn phòng được phối màu không theo quy luật nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ tạo nên ấn tượng mạnh với người xem. Sắc màu không gian là sự kết hợp giữa một màu tươi sáng như vàng, xanh lá, đỏ, tím, xanh dương, cam,… và màu trắng với vẻ đẹp hết sức khỏe khoắn. Với những căn phòng kiểu này, chủ nhân cũng phải là người ưa sáng tạo và có cá tính.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Màu sắc chạy trên trần, tường, sàn một cách tự nhiên tạo sự trẻ trung cho không gian

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng tắm trở nên thú vị với những nét phá cách trong việc sử dụng đường nét, màu sắc để tô điểm cho không gian

Không gian đôi khi như được chiếu sáng bởi những chùm tia laser bởi hiệu ứng của sự phân chia không gian thành những mảng màu đối lập, xuất hiện như các mê cung, điều đó làm cho căn phòng nhỏ hẹp trở lên rộng hơn bằng cách đánh lạc hướng mắt người xem từ tỉ lệ thực. Chúng ta có thể thấy rất rõ qua các ví dụ dưới đây.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi

Căn bếp như được trang hoàng với sắc xanh của những nhành cây tươi mát, màu trắng cho sự thuần khiết, đó chính là nguồn không khí trong lành. Thêm vào đó là màu đỏ tươi cho độ tương phản hoàn toàn mạnh mẽ với màu xanh lá. Điều đó làm cho không gian trở nên gần gũi, tự nhiên, sống động, tiếp thêm năng lượng cho chính chủ nhân của ngôi nhà.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Căn phòng như sáng bừng nhờ việc vận dụng sáng tạo các mảng màu tươi sáng kết hợp với việc sử dụng ánh sáng zích zắc trên trần
Đặc điểm về hình khối

Ban đầu tưởng chừng như nghệ thuật Lập thể và kiến trúc Lập thể không cùng tồn tại. Nhưng thực chất cả hai cùng mang đặc điểm giống nhau về hình thức và các dạng hình học. Các họa sĩ Lập thể vẽ những đối tượng trừu tượng với các dạng hình học, còn đối với kiến trúc hay thiết kế nội thất khi dựa trên nguyên tắc Lập thể thì đó là những dạng hình học được lồng vào nhau hay đơn giản là một dạng hình học đơn.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Tấm ngăn phong cách lập thể làm tăng phần hiện đại cho không gian
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Quán Cafe trở nên độc đáo với tấm panel phong cách lập thể trên tường

Một trong những người đầu tiên thiết kế nội thất lập thể là Vlastislov Hoffman (1884-1964), mà hiện nay đã trở thành một doanh nghiệp trên toàn thế giới, ông còn thiết kế gốm sứ lập thể, thủy tinh và kim loại. Lập thể ảnh hưởng đồ nội thất hiện đã có mặt trên toàn thế giới.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Thảm trải sàn mang hơi hướng lập thể

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng tắm với những thiết bị được thiết kế tinh tế và lạ mắt
Những không gian lập thể đương đại

Để hiểu rõ hơn về trường phái lập thể trong thiết kế nội thất, mời bạn đọc cùng chúng tôi điểm qua những không gian tiêu biểu cho phong cách lập thể đương đại.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Những hình khối khỏe khoắn góp phần tạo nên tính “lập thể” cho không gian

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Phòng khách hiện đại với những tạo hình đơn giản mà độc đáo
chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Chiếc lò sưởi lớn đặt giữa phòng tạo điểm nhấn cho không gian

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Khối bê tông lớn với những đường nét dứt khoát tạo nên một không gian sống hết sức ấn tượng

Trong những không gian dưới đây, chủ nghĩa lập thể biểu hiện chủ yếu qua cách vận dụng màu sắc của nhà thiết kế. Tính hiện đại và sự trẻ trung cũng được bộc lộ rất rõ qua từng chi tiết trang trí cũng như việc sử dụng màu sắc.

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Gian hàng nổi bật nhờ việc sử dụng màu sắc kết hợp với những khối hộp to nhỏ khác nhau

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Những dải màu chạy liên hoàn trên trần – tường – sàn tạo nên sự thống nhất cho căn phòng

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Không gian trẻ trung với những mảng màu tươi sáng

chu-nghia-lap-the-trong-thiet-ke-noi-that-la-gi
Sàn nhà cũng được trang trí tỉ mỉ với những màu sắc nổi bật
Có thể bạn quan tâm

Bài viết Chủ nghĩa lập thể trong thiết kế nội thất là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Anti-Design (Phản thiết kế) là gì?

Anti-Design là gì? Anti-Design – xin được phép tạm dịch bằng cụm từ “phản thiết kế” – là một phong trào nghệ thuật nở rộ tại Ý vỏn vẹn tron...