Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Anti-Design (Phản thiết kế) là gì?

Anti-Design là gì?

Anti-Design – xin được phép tạm dịch bằng cụm từ “phản thiết kế” – là một phong trào nghệ thuật nở rộ tại Ý vỏn vẹn trong vòng 14 năm, tính từ 1966. Người ta còn biết đến Anti-Design liên quan với những tên gọi khác như Thời kì Cấp tiến (Radical Period) của thiết kế và kiến trúc Ý hoặc thiết kế Memphis – lấy theo tên một công ty thiết kế được thành lập bởi Ettore Sottsass tại Milan từ năm 1981 đến năm 1987.

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Ettore Sottsass (1917 – 2007)

Ettore Sottsass (1917 – 2007) là kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế người Ý. Ông là một trong những người có nhiều đóng góp quan trọng thời kì Hậu Hiện đại trên đất Ý những năm cuối thế kỷ XX.

Các thiết kế của ông bao gồm đồ nội thất, đồ trang sức, kính, đèn chiếu sáng và thiết bị văn phòng. Những tủ kệ thiết kế bởi Ettore Sottsass được làm từ ván gỗ ép, có hình thức đôi phần kì quặc và màu sắc nổi bật, thêm vào đó, sự ra đời của Memphis Group vào năm 1981 đã đưa Ettore Sottsass trở thành một phát ngôn viên chính của phong trào Anti-Design.

Ngoài Sottsass, Anti-Design cần phải kể đến những cái tên như Gianfranco Frattini và Livio Castiglioni, Enzo Mari, Piero Gilardi, Paolo Lomazzi… 

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Thiết kế bởi Memphis Group (1981 – 1987) – sử dụng hình dạng hình học như các họa tiết chính

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Từ trái qua phải: giá sách Malabar thiết kế bởi Ettore Sottsass (1982) – tủ tường Carlton bởi Sottsass (1981) – ghế sofa Dublin thiết kế bởi Marco Zanini (1981) – đèn bàn Piccadilly thiết kế bởi Gerard Taylor (1982)

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Chi tiết trên vải Memphis (1982)

Vậy Anti-Design “chống đối” lại điều gì?

Đó là quan niệm về thiết kế tốt (good design), chủ nghĩa duy lí và hình thức công năng của Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Nếu như Chủ nghĩa Hiện đại hướng tới công năng sử dụng của thiết kế và tính bền vững của sản phẩm thì Anti-Design quan niệm rằng đồ vật chỉ là tạm thời, có thể nhanh chóng vứt bỏ và được thay thế bởi một cái gì đó mới hơn, nhiều chức năng hơn.

Anti-Design tìm cách khai thác sức mạnh của thiết kế để tạo ra các đối tượng sản phẩm mang tính độc đáo, thậm chí là kì quặc. Thiết kế Anti-Design đơn thuần là đồ vật trang trí, đôi khi không cân xứng và luôn luôn dịch chuyển theo xu thế của xã hội. Chúng biến dạng về kích thước (một chiếc ghế khổng lồ có thể làm bạn trông bé tí), khám phá sự đa dạng phong phú của màu sắc, các yếu tố trang trí và vật liệu.

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Designs.vn xin được tổng hợp lại những biểu hiện của phong cách thiết kế Anti-Design như sau:

– Thiết kế phải đặc biệt độc đáo nhưng không nhất thiết phải đẹp.
– Anti-Design nhấn mạnh sự khác biệt hơn là giá trị chức năng thuần túy của sản phẩm.
–  Khai thác tiềm năng phong phú về màu sắc, yếu tố trang trí và vật liệu.
– Sản phẩm mang tính “tạm thời” và phải được thay thế khi xu hướng xã hội thay đổi.

Anti-Design được thành lập dựa trên niềm tin về tầm quan trọng của các giá trị xã hội và văn hóa ảnh hướng đến chức năng thẩm mĩ của đối tượng. Không thể phủ nhận, Anti-Design đã có ảnh hưởng đến văn hóa và thiết kế không chỉ ở nước Ý trong giai đoạn thập niên 80. Tuy nhiên, Anti-Design không phải là toàn bộ Hậu Hiện Đại (Postmodernism) tại Ý. Đây chỉ là phản ứng lại với làn sóng giải cấu trúc của Chủ nghĩa Hiện đại, vẫn luôn được coi là hoàn mỹ nhưng có phần hơi khô khan lúc bấy giờ.

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Thiết kế của Warren Platner

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Joe Sofa (1970) – Paolo Lomazzi

Chiếc ghế sofa nổi tiếng mang tên Joe (1970) – đặt theo tên nhà thiết kế huyền thoại Joe Colombo của Ý – được thiết kế bởi Paolo Lomazzi. Chiếc ghế được phủ bằng polyurethane (PU hay còn được gọi là da tổng hợp) có hình thức trông giống như găng tay bắt bóng chày khổng lồ. Nó cho thấy rằng hình thức không cần phải được phát minh ra, chúng còn có thể được sử dụng lại.

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Ghế bành Sindbad (1981) –  Vico Magistretti

Chiếc ghế bành Sindbad (1981) lấy cảm hứng từ ý tưởng về một tấm thảm ném ẩu trên sofa trong hình ảnh của mảnh yên ngựa mà Magistretti đã nhìn thấy tại Anh. Sự độc đáo nằm ở cấu trúc vỏ bọc bằng sợi tổng hợp polyurethane cùng tấm lót polyester có thể tháo ra hoặc thay đổi cố định trên khung thép.

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi11
Ghế bóng (Ball Chair) – Eero Aarnio

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Ghế Sacco (1968) – Piero Gatti, Cesare Paolini, Franco Teodoro

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Ghế Panton thiết kế bởi Verner Panton vào năm 1960 và được sản xuất bởi Herman Miller, Inc vào 1973

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
Biểu hiện của Anti-Design trong những thiết kế đương đại ngày nay – Ghế vải bạt thiết kế bởi studio thiết kế Thụy Sĩ  BERNHARD | BURKARD

wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi
wiki-designsvn-phong-trao-thiet-ke-anti-design-la-gi11
Ghế Touchwood bởi Lars Beller Fjetland

Chúc bạn một ngày nhiều ý tưởng cùng những thiết kế rất độc đáo từ phong trào thiết kế Ý Anti-Design!

THUY TRANG/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Anti-Design (Phản thiết kế) là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Câu chuyện về phân loại kiểu chữ – Type Classification

Trong bài viết trước “Typography là gì?” trên Wiki.Designs.vn, chúng tôi đã cùng các bạn thực hiện một cuộc hành trình ngắn khám phá về Nghệ thuật chữ. Và như lời hứa trước, chúng ta tiếp tục câu chuyện còn đang dang dở: phân loại kiểu chữ – Type Classification. Nào, xin hãy bắt đầu!

Tại sao phải phân loại kiểu chữ?

Một câu hỏi thú vị! Điều này cũng giống như…tại sao bạn lại chọn kiểu chữ (typeface) này trong thiết kế? Hoặc là…bạn đã hiểu về kiểu chữ có sẵn mà bạn đang chọn? Garamond, Baskerville, Bodoni, Helvetica hay Futura…quả là những cái tên đình đám và được ưa chuộng. Trên thực tế, phân loại về kiểu chữ đóng vai trò quan trọng. Nó chứng minh kiểu chữ của bạn không phải là “nhìn cho đẹp” mà là “vừa vặn và thích hợp”.

wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification
Phong cách Serif dưới các dạng kiểu chữ khác nhau

Đầu tiên là câu chuyện của lịch sử. Nắm bắt tốt về lịch sử của kiểu chữ sẽ giúp bạn tránh dùng sai mục đích và hoàn cảnh trong thiết kế (Ví dụ như bạn nên tránh dùng các font san-serif cho những thiết kế mang tính chất lịch sử trước thế kỉ 18). Phân loại kiểu chữ còn hữu ích trong việc kết hợp hai kiểu chữ lại với nhau, bằng cách tìm ra những đặc điểm tương tự (trục chữ hoặc x-height chẳng hạn) để thống nhất hướng nhìn trên văn bản. Và điều quan trọng nhất, theo tôi, là chúng ta sẽ nhận ra những đặc điểm quan trọng (có thể rất nhỏ) của kiểu chữ – những chi tiết làm nên phong cách của một kiểu chữ độc đáo.

Hệ thống phân loại

Thật không may, thực tế không có một qui chuẩn nào cả để có thể đưa ra một bảng phân loại thật sự hoàn chỉnh. Hệ thống phân loại “chính thức” nhất hiện nay là hệ thống Vox-AtypI, được đưa ra bởi Maximilien Vox vào năm 1954 và được thông qua vào năm 1962 bởi Hiệp hội Typographique Internationale (ATypI). Đến năm 1967, Vox-AtypI được coi như một tiêu chuẩn phân loại về kiểu chữ ở Anh. Tại hội nghị năm 2010 tổ chức tại Dublin, Vox-AtypI có một sự thay đổi nhỏ khi đưa dòng Gaelic và mục phân loại Calligraphics. Độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết trên Wikipedia (link tiếng Anh).

wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Vox-AtypI tổng cộng có 11 loại kiểu chữ nói chung, chia thành các khu vực chính như Cổ Điển (Classicals), Hiện Đại (Moderns), Calligraphics và Non-Latin. Hệ thống phân loại này có xu hướng nhóm kiểu chữ theo đặc điểm của họ chính, dựa vào điển hình của một dấu mốc lịch sử đặc biệt (thế kỷ 15, 16, 17, 18, 19 cho đến thế kỷ 20) và dựa trên một số tiêu chí của hình thức chữ: hình dạng nét, serif, trục chữ, x-height…

Bài viết trên Designs.vn có sự tham khảo của “Making Sense Of Type Classification” đăng trên smashingmagazine.com và nhiều website khác về typography!

Phân loại kiểu chữ – Type Classification
1. Glyphic
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Kiểu chữ Glyphic bắt nguồn từ công việc khắc và đục chữ trên kim loại, với một số đặc điểm như chú trọng vào các chữ cái in hoa (một số kiểu chữ thuộc dòng Glyphic không tồn tại chữ in thường) và serif tam giác, có xu hướng nhỏ dần. Đây là những chi tiết tự nhiên được thể hiện qua quá trình đục khắc mà không giống với bất cứ đường nét nào thường được tạo ra bởi cọ viết. Một số ví dụ phải kể đến như kiểu chữ Albertus, Trajan và Friz Quadrata…

2. Blackletter

Blackletter gợi nhắc đến những bản thảo chép tay của các học giả thời Trung Cổ với ngòi bút viết rộng và thẳng, phổ biến rất nhiều tại Châu Âu thời kì Gutenberg (khoảng đầu đến giữa thế kỉ 20). Blackletter còn có cái tên gọi khác như Old English hoặc Gothic. Đây là một loại kiểu chữ thiên về “vẽ”, có nghĩa là, nó được hiểu nhiều hơn về tính chất “vẽ chữ” chứ không phải “viết chữ”. Cấu trúc chữ cái tương đối phức tạp và dày đặc, hiếm khi được sử dụng với cỡ chữ nhỏ và đôi khi chữ được giản lược đi hình thức vốn có của nó. Một số đại diện bao gồm Old English, Choister Black, Fraktur…

Blackletter thích hợp với các thiết kế trang trọng như văn bằng hay thư mời…đem lại cảm giác cổ kính và hoành tráng. Blackletter cũng được sử dụng cho các quảng cáo hay tựa sách mang chủ đề về lịch sử và cổ đại. 

wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification
3. Serif

Kiểu chữ Serif bao gồm các chi tiết bán cấu trúc trên thành phần của nhiều chữ cái (có thể hiểu đây tương tự như các đường vào nét, định hướng và ổn định cấu tạo chữ). Ta thường gọi chúng là kiểu chữ có chân, phân biệt với kiểu chữ không chân (san-serif). Dạng Serif bao gồm những phong cách chính dưới đây:

3.1 Humanist

Humanist (hay còn gọi Venatian) ra đời tại Ý – cụ thể là ở khu vực trung tâm của văn hóa nghệ thuật Florence và Venice – vào giữa những năm 1400 – thời kì Phục Hưng. 

wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Một trong số những đặc điểm khác biệt để nhận dạng  Humanist là hình thức chữ giữ lại phương thức tương tự như chữ nghiêng viết tay (mô phỏng từ  góc độ nghiêng mà tay phải cần để giữ bút), mà có thể thấy rõ ràng nhất trong trục của kí tự chữ “o” hoặc đường lên của chữ “e” thường. Một đặc điểm khác là x-height nhỏ và sự tương phản giữa nét dày và nét mỏng là tương đối thấp. Serif mạnh, cong và dốc.

Tiêu biểu của kiểu chữ Humanist bao gồm Guardi, Arno, ITC Berkeley và Stempel Schneidler.

3.2 Old-Style
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Old-Style (thường được gọi là Garalde) được thiết kế bởi thợ in người Pháp Claude Garamont và người Bắc Ý Aldus Manutius. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Old-Style và Humanist như mặt chữ nghiêng theo một hướng cụ thể, tuy nhiên, ở Old-Style có sự tiến bộ và tinh tế cao hơn. Các serif được hình thành một cách cẩn thận, tròn trịa và các kí tự sở hữu tỉ lệ cao hơn. Một điều khác biệt rõ ràng nhất là các thanh ngang của chữ thường “e” vẫn tiếp tục có độ dốc như  kiểu chữ Humanist nhưng độ dốc này được giảm xuống gần như một vị trí nằm ngang. Cấu trúc chữ mở, tròn và rất dễ dọc. Sự tương phản giữa các nét cũng được tăng lên.

Old-Style bao gồm một số kiểu chữ dạng Roman được sử dụng rất phổ biến ngày nay: Caslon, Sabon, Palatino, Bembo và Garamond.

3.3 Transitional
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Transitional bắt đầu vào năm 1692, là khoảng cách giữa Old-Style và kiểu chữ Serif Hiện đại (Modern). Ta có thể thấy đây giống như một biểu hiện của “sự tiến hóa” kiểu chữ, với cấu trúc trục chữ thẳng đứng hơn và hình thức serif sắc nét hơn so với Old-Style và Humanist. Ví dụ: Baskerville…

3.4 Didone (Modern)
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Có vẻ lạ vì những gì chúng ta gọi là kiểu chữ Hiện đại này thực tế lại đã xuất hiện từ cuối những năm 1700 và 1800, với sự góp công to lớn từ gia đình người Pháp Didot và thợ in người Ý Giambattista Bodoni. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, Didone sở hữu một sự đột phá cấp tiến từ kiểu chữ truyền thống: đầu serif thẳng và mảnh; tương phản giữa các nét dày/mỏng mạnh mẽ; trục chữ đứng thẳng; bụng chữ cong và hơi hẹp. Didone bao gồm các kiểu chữ: Bodoni, Didot, Walbaum, Ambroise, Scotch Roman và Century…

3.5 Slab Serif
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Slab Serif, hay còn gọi là “Mechanicals” (trong VOX-ATypI) và “Égyptiennes” (bởi Thibaudeau), là loại kiểu chữ đầu tiên được thiết kế như loại hiển thị (display typography). Serif thẳng và nặng, gần như bằng với nét chính của chữ. Slab Serif thích hợp để trang trí và làm tiêu đề, tuy nhiên sẽ gây cản trở việc đọc khi kích thước nhỏ.  Ví dụ: Rockwell.

4. Sans Serif (Lineal)

Giống như tên gọi của nó, kiểu chữ Sans-serif không có serif trong cấu trúc chữ. Chữ Sans-serif có sự dứt khoát và rõ ràng của hình dạng hình học, được phát triển nhiều ở Đức khoảng thế kỉ 20 – như một cuộc nổi dậy chống lại kiểu trang trí công phu của phong cách Blackletter. Một số phân loại được liệt kê dưới đây:

4.1 Humanist Sans Serif
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến kiểu chữ Humanist trong bảng phân loại Serif. Đặc điểm chính của cả Humanist Serif lẫn Sans Serif là bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách viết tay, tỉ lệ của Humanist Sans Serifs cũng xuất phát chủ yếu từ các kiểu chữ Serif thời kì đầu. Tuy nhiên, Humanist Sans Serifs vẫn có những đặc trưng không thể thiếu của các kiểu chữ San-serif như sự tương phản nét cao và các trục chữ đứng thẳng hoàn toàn. Ví dụ: Gill Sans.

4.2 Transitional Sans Serif
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Transitional Sans Serif  cũng tương tự là giai đoạn chuyển tiếp giống như Transitional Serif , các kiểu chữ này bao gồm trục chữ thẳng đứng và nét cấu tạo chữ thống nhất. Ví dụ: Helvetica.

4.3 Geometric
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Kiểu Hình học (Geometric) được xây dựng dựa trên các dạng thức của hình học. Các kí tự có quang bát tròn hoặc hình chữ nhật khác thường, chia sẻ nhiều thành phần giữa các glyph khác nhau. Trong một số trường hợp các chữ cái, ví dụ như các trường hợp ‘o’ thường, là các dạng hình học hoàn hảo. Trớ trêu thay, do tuân thủ nghiêm ngặt các hình thức hình học, nên Geometric là một trong số những kiểu chứ ít dễ đọc nhất của sans serifs và thường chỉ thích hợp cho các loại hiển thị màn hình. Kiểu chữ tiêu biểu nhất của loại này là Futura.

5. Script
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Script là kiểu chữ được dựa trên các hình thức viết tay với bút hoặc cọ mềm. Các chữ cái thường được kết nối lại với nhau nhưng cũng không nhất thiết. Hình thức phân loại rộng nhất bao gồm Script Chính thức (Formal Script) và Casual Script, là kết quả của việc hình ảnh chữ kiểu này rất đa dạng và tồn tại những mâu thuẫn do có nhiều cách viết và ngòi bút khác nhau.

6. Decorative (Trang trí)
wiki-designsvn-phan-loai-kieu-chu-type-classification

Khác với kiểu chữ Serif và Sans-serif thường có thể được sử dụng để hiển thị trong văn bản, Decorative mang phần nhiều tính chất trang trí mà không dễ đọc, có điểm yếu khi sử dụng với kích thước nhỏ và đúng với chức năng của nó, chỉ để trang trí. Một số bộ font vô cùng nổi tiếng như: Jokerman, GiddyUp, LoveLetters, Stencil, Rosewood, Critter…

Hi vọng bài viết giúp độc giả thân thiết của Designs.vn có cái nhìn tổng quát nhất về phân loại kiểu chữ – Type Classification! Cùng đón đọc những chuyên đề mới của thế giới thuật ngữ và khái niệm trên Wiki.Designs.vn!

THUYTRANG/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Câu chuyện về phân loại kiểu chữ – Type Classification đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Danh họa Mai Trung Thứ

Tên khai sinh: Mai Trung Thứ (Mai Thứ)
Ngày sinh: 10 tháng 11 năm 1906 tại Hải Phòng 
Ngày mất: 10 tháng 10 năm 1980 tại Paris
Phong cách nghệ thuật: Tranh sơn dầu, tranh lụa
Tác phẩm chính: Chân dung Madam Phương, Cô gái làm thơ, Mona Lisa, Làm dáng, Bà, Tiệc trà, Nu, Mẹ và con, Chuyện trò, Tĩnh vật, Cô gái Huế, Giấc ngủ
Hoạt động khác: Quay phim, chụp ảnh

Mai Trung Thứ hay Mai Thứ là một họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1925, ông thi vào khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng lứa với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Nguyễn Cao Luyện.

Trong những năm theo học, lúc đầu Mai Trung Thứ theo đuổi chất liệu tranh sơn dầu, vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, về sau ông chuyển sang vẽ tranh lụa, chất liệu tranh đã tạo nên tên tuổi ông sau này. Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này.

Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm dạy vẽ tại Trường Quốc học Huế. Tại nơi đây, tài năng vẽ tranh lụa của ông đã nở rộ.

Trong thập niên 1930, cùng với một số họa sĩ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia (Roma 1932, Milan 1934, Naples 1934), ở Bỉ (Brussels 1936), ở Mỹ (San Francisco 1937) và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này. Sau khi tham gia Hội chợ đấu xảo Paris năm 1936, Mai Trung Thứ quyết định ở lại sống và hoạt động nghệ thuật tại thành phố được ví như kinh đô ánh sáng, nơi hội tụ các danh họa bậc thầy của thế giới lúc đó. Suốt mấy chục năm sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp, ông chủ yếu vẽ bằng ký ức về đề tài các cô thiếu nữ, các trẻ em Việt Nam, khung cảnh Việt Nam, những mái lá hay đền đài…

This image has an empty alt attribute; its file name is Portrait-de-Mademoiselle-Phuong-mai-trung-thu-636x1024.jpg
“Chân dung Madam Phương” Tranh sơn dầu năm 1930.135,5x80cm. Phiên đấu giá “Beyond Legends: Modern Art Evening Sale” tại Sotheby’s ngày 20/4/2021, đạt mức 3,1 triệu USD (~71 tỷ VND)

Năm 1946, ông gửi về nước bộ phim tài liệu ông quay được với nhan đề “Sức sống của 25,000 Việt kiều tại Pháp” do chính ông đứng tên hãng sản xuất là Tân Việt. Bộ phim sau đó được chiếu rộng rãi trên các rạp ở Hà Nội.
Cũng năm 1946, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Cộng hòa Pháp. Khi đó, họa sĩ Mai Trung Thứ là Giám đốc hãng phim Tân Việt đã được cử đi cùng Bác Hồ 4 tháng để quay phim, ghi lại các hoạt động của Hồ Chủ tịch trên đất Pháp. Năm 1975, nhà danh họa đã tặng lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam những thước phim quý giá này. Đó là những thước phim ghi lại chân thực hình ảnh Hồ Chủ tịch sau khi giành được độc lập, tự do cho đất nước được đón chào nồng nhiệt trong vòng tay nhân dân Pháp và hàng chục vạn Việt kiều. Những thước phim đã trở thành tư liệu lịch sử duy nhất về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp. Những bộ phim tài liệu quý giá của ông như ‘Hồ Chủ tịch tại Pháp’ hay ‘Hội nghị Fontainebleau 1946’ đã giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp tư liệu lịch sử cho các nhà làm phim tài liệu ở Việt Nam cũng như quốc tế sau này.

Năm 1974, Mai Trung Thứ về thăm Việt Nam sau 38 năm xa quê hương cùng nhiều văn nghệ sĩ khác trong đó có nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (học trò của ông) theo lời mời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó.
Ngày 10/10/1980, ông qua đời đột ngột vì bệnh tim, hưởng thọ 75 tuổi. Thi hài của ông được an táng dưới chân một ngọn núi cách thủ đô Pháp không xa.

Tuy phần lớn cuộc đời hoạt động ở Pháp, thế nhưng Mai Trung Thứ vẫn được nhiều người biết đến là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.

Bảo tàng Cernuschi – chuyên về nghệ thuật châu Á tại Paris, hôm 28/5/2021 ra thông báo tổ chức triển lãm trưng bày 140 tác phẩm của Mai Trung Thứ. Sự kiện được giới chuyên môn mong đợi trong bối cảnh nhiều tranh của ông đạt giá cao.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Họa sĩ Mai Trung Thứ
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 3
“Cô gái làm thơ”
đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 18/4/2021 đạt mức 6,225,000 HKD (~18,5 tỷ VND)
Mona Lisa”
đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 24/5/2021 đạt mức 724,000 USD (hơn 16,6 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 4
“Làm dáng” đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 18/4/2021 đạt mức 4,410,000 HKD (hơn 13 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 5
“Bà” đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 08/07/2020 đạt mức 4,250,000 HKD (~12,6 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 6
“Tiệc trà” đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 5/10/2020 đạt mức 4,032,000 HKD (~12 tỷ VND)
tranh-lua-Nu-hoa-si-Mai-Trung-Thu
“Nu” tranh lụa, năm 1970. 47×70 cm
Đấu giá tại Hong Kong ngày 11/2019 đạt mức 459,588 USD (~11 tỷ đồng)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 7
Mẹ và con” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 25/11/2018 đạt mức 3,700,000 HKD (~11 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 8
“Chuyện trò” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 3/12/2020 đạt mức 3,000,000 HKD (~8,9 tỷ VND.
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 9
“Tĩnh vật” đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 19/4/2021 đạt mức 2,646,000 HKD (hơn 7,8 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 10
“Cô gái Huế” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 3/12/2020 đạt mức 2,500,000 HKD (hơn 7,4 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 11
Giấc ngủ” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 26/5/2019 đạt mức 2,500,000 HKD (hơn 7,4 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 12
“Thợ săn” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 29/5/2016 đạt mức 2,320,000 HKD (~6,9 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 13
Trẻ nhỏ tắm” đấu giá tại Sotheby’s Hong Kong ngày 6/10/2019 đạt mức 2,250,000 HKD (~6,7 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 14
“Đoàn rước của trẻ nhỏ” đấu giá tại Christie’s Hong Kong ngày 29/11/2015 đạt mức 2,200,000 HKD (hơn 6,5 tỷ VND)
Kỷ lục tranh Việt giá 72 tỷ đồng: Hành trình nhẫn nại của Mai Trung Thứ - 15
“Hoa diên vĩ” đấu giá tại Sotheby Hong Kong ngày 9/7/2020 đạt mức 2,125,000 HKD (~6,3 tỷ VND)
”Tiệc trà” đấu giá tại Sotheby”s Hong Kong với giá 815,500 HKD (2,2 tỷ VND)
Mai Trung Thứ (1906-1980) - Năm cô gái trẻ - CINQ PETITES … | Flickr
“Năm cô gái trẻ” được bán đấu giá với mức giá 625,000 HKD (1,85 tỉ VND)
“Người phụ nữ nhìn qua ban công” năm 1940, đấu giá tại Hồng Kông đạt mức 600,000 HKD (~1,7 tỷ VND)
“Trẻ con chơi” tranh lụa vẽ năm 1956

Một số hình ảnh của Họa sĩ Mai Trung Thứ

This image has an empty alt attribute
Mai Trung Thứ trong phòng tranh của mình
Mai Trung Thứ chơi đàn bầu
This image has an empty alt attribute
Mai Trung Thứ (phải) trong phim “Fort du Fou”
This image has an empty alt attribute
This image has an empty alt attribute
Mai Trung Thứ vẽ tranh ở ban công căn hộ của ông tại Vanves.
Mai Trung Thứ vẽ tranh ở ban công căn hộ của ông tại Vanves
Mai Trung Thứ quay phim trong chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris, Pháp năm 1946. Ảnh: Mai-thu.fr
Mai Trung Thứ quay phim trong chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris, Pháp năm 1946.
This image has an empty alt attribute
Mai Trung Thứ cùng Viễn Đệ và Tôn Thất Đào tại Huế
This image has an empty alt attribute

TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Bài viết Danh họa Mai Trung Thứ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày designs.vn.

Anti-Design (Phản thiết kế) là gì?

Anti-Design là gì? Anti-Design – xin được phép tạm dịch bằng cụm từ “phản thiết kế” – là một phong trào nghệ thuật nở rộ tại Ý vỏn vẹn tron...